KỸ NĂNG – OPPO Tuyển dụng https://tintucvieclam.oppomobile.vn Cơ hội nghề nghiệp Thu, 10 Nov 2022 06:56:01 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.25 https://tintucvieclam.oppomobile.vn/wp-content/uploads/2018/03/cropped-1.OPPO_Logo_0.550-32x32.png KỸ NĂNG – OPPO Tuyển dụng https://tintucvieclam.oppomobile.vn 32 32 𝟭𝟬 𝗧𝗜𝗣𝗦 TẠO NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/10/14/%f0%9d%9f%ad%f0%9d%9f%ac-%f0%9d%97%a7%f0%9d%97%9c%f0%9d%97%a3%f0%9d%97%a6-tao-nang-luong-tich-cuc/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/10/14/%f0%9d%9f%ad%f0%9d%9f%ac-%f0%9d%97%a7%f0%9d%97%9c%f0%9d%97%a3%f0%9d%97%a6-tao-nang-luong-tich-cuc/#respond Thu, 14 Oct 2021 09:13:14 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=697 Chắc rằng khoảng thời gian “Giãn cách xã hội” vừa qua không chỉ là cơ hội để chúng ta có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình mà còn dạy cho chúng ta bài học về sự trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc hiện có. Và để chuẩn bị cho bản thân luôn sẵn sàng, tự tin, dồi dào năng lượng tích cực để bước vào một chặng đường “Bình thường mới”, chúng ta cùng nhau điểm qua 10 tips hành động dưới đây do tổ chức phi lợi nhuận “Action for Happiness” dựa trên các nghiên cứu về tâm lý và đề xuất ra.

10 tips này được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là GREAT DREAM, trong đó 5 hành động đầu (GREAT) sẽ gợi ý cho cách chúng ta tương tác với thế giới bên ngoài, 5 hành động tiếp theo (DREAM) là gợi ý cho những hành động đến từ bên trong, từ thái độ và cách chúng ta phản ứng với thế giới bên ngoài.

  1. Giving – Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  2. Relating – Chủ động kết nối và tạo mối quan hệ mới
  3. Exercising – Rèn luyện thể lực
  4. Appreciating – Trân trọng mọi thứ xung quanh
  5. Trying out – Không ngừng học hỏi kiến thức mới
  6. Direction – Khởi đầu bằng mục tiêu
  7. Resilience – Thích ứng nhanh với sự thay đổi
  8. Emotion – Luôn giữ tinh thần lạc quan
  9. Acceptance – Hãy là chính mình
  10. Meaning – Tích cực làm những điều ý nghĩa
1. Giving – Sẵn sàng giúp đỡ mọi người

Quan tâm đến người khác là nền tảng của hạnh phúc. Giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp xung quanh không chỉ đơn giản là mang lại niềm vui cho họ mà còn là mang đến sự hạnh phúc cho chính  bản thân mình.

Gợi ý hành động:

  • Luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
  • Chủ dộng dành cho nhau lời khen và hỗ trợ khi thấy người xung quanh đang gặp khó khăn và cho họ biết rằng họ đang được quan tâm.
2. Relating – Chủ động kết nối và tạo mối quan hệ mới

 

Có được một “vòng tròn các mối quan hệ” và những người bạn cùng chí hướng sẽ là nguồn hỗ trợ đặc biệt hữu ích từ tinh thần đến những gợi ý về nguồn kiến thức chuyên môn mà bản thân còn thiếu sót.

Gợi ý hành động:

  • Gặp gỡ và tạo mối quan hệ với những người bạn mới.
  • Dành nhiều thời gian hơn để hỏi thăm và quan tâm người thân hay những bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
3. Exercising – Rèn luyện thể lực

Thường xuyên vận động, tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể và trí óc luôn sảng khoái, giữ được tinh thần tích cực và gia tăng sự tự tin cho bản thân

Gợi ý hành động:

  • Hãy làm bất kỳ điều gì khiến bạn phải di chuyển: lên ngay kèo đánh cầu lông, đá banh hay chỉ đơn giản là dạo quanh một vòng công viên gần nhà bạn.
  • Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước và ngủ đủ 8h một ngày.
4. Appreciating – Trân trọng mọi thứ xung quanh

Học cách quan tâm hơn đến cảm xúc của bản thân và biết ơn với những người xung quanh cũng là một cách giúp bạn luôn giữ  được năng lượng tích cực và duy trì được kết nối với mọi người.

Gợi ý hành động:

  • Dành cho bản thân 5 phút, hít thở thật sâu và nhớ lại một khoảnh khắc mà bạn cảm thấy tuyệt vời nhất trong ngày.
  • Dành một lời cảm ơn trân trọng khi nhận được sự giúp đỡ từ một ai đó.
5. Trying out – Không ngừng học hỏi kiến thức mới

Giữ được sự tò mò và luôn tìm tòi tiếp thu những điều mới cũng là cách giúp ta luôn có được tinh thần lạc quan và vui vẻ.

Gợi ý hành động:

  • Sẵn sàng đón nhận những thử thách mới trong công việc.
  • Thử làm một điều chưa từng làm trước đây: chọn một con đường khác để đi đến chỗ làm hay học thêm một kỹ năng mềm mới.
6. Direction – Khời đầu bằng mục tiêu

Bắt đầu từ những mục tiêu có ý nghĩa và thực tế  sẽ giúp cho chúng ta luôn đi đúng hướng và có thêm động lực để hành động.

Gợi ý hành động:

  • Viết ngay ra giấy một mục tiêu trong công việc hoặc trong cuộc sống mà bạn mong muốn hoàn thành trong năm nay, liệt kê các hành động  cần làm và những nguồn lực có thể hỗ trợ.
  • Thường xuyên đối chiếu lại với mục tiêu ban đầu và không quên tự thưởng để động viên bản thân khi hoàn thành một phần của mục tiêu.
7. Resilience – Thích ứng nhanh với sự thay đổi

Chúng ta không thể lựa chọn những sự kiện gì xảy ra với mình, nhưng hoàn toàn có thể quyết định cách để phản ứng lại với chúng.

Gợi ý hành động:

  • Đón nhận sự thay đổi một cách tích cực.
  • Chủ động loại trừ những thói quen xấu và điều chỉnh thành những thói quen tốt.

 

8. Emotion – Luôn giữ tinh thần lạc quan

Duy trì những cảm xúc tích cực, tinh thần lạc quan không chỉ giúp chúng ta vượt qua được tình trạng căng thẳng “stress” mà còn giúp chúng ta làm việc tốt hơn, mở rộng nhận thức và cải thiện sức khỏe thể chất.

Gợi ý hành động:

  • Nghe một bài nhạc yêu thích có thể giúp cơ thể sản sinh ra “hợp chất dopamine” hay “hormone hạnh phúc” sẽ giúp cho bạn có cảm giác thích thú và tràn đầy năng lượng.
  • Hãy luôn mỉm cười và đưa ra những góp ý mang tính xây dựng trong những buổi họp nhóm.
9. Acceptance – Hãy là chính mình

Không ai là hoàn hảo. Hãy xem những thiếu sót của bản thân là cơ hội để chúng ta học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Gợi ý hành động:

Chủ động tìm đến bạn bè, đồng nghiệp để nhờ họ góp ý cho bạn về điểm mạnh nên phát huy và những điểm yếu bạn cần cải thiện.

10. Meaning – Tích cực làm những điều ý nghĩa

Tham gia các hoạt động xã hội hay sẵn sàng chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà bạn biết cũng là cách làm cho bạn cảm thấy đươc hạnh phúc, tránh những suy nghĩ tiêu cực và lo âu.

Gợi ý hành động:

  • Đăng ký tham gia các hoạt động thiện nguyện hoặc các câu lạc bộ xã hội uy tín.
  • Chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà bạn biết dù chỉ là những hành động nhỏ nhất.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn để chúng ta cùng chào đón một “bình thường mới” sắp tới thật ý nghĩa và tích cực!

OPPO Việt Nam

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/10/14/%f0%9d%9f%ad%f0%9d%9f%ac-%f0%9d%97%a7%f0%9d%97%9c%f0%9d%97%a3%f0%9d%97%a6-tao-nang-luong-tich-cuc/feed/ 0
🅞-🅣🅘🅟🅢 Làm việc nhóm NÊN và KHÔNG NÊN??? https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/01/19/lam-viec-nhom-nen-va-khong-nen/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/01/19/lam-viec-nhom-nen-va-khong-nen/#respond Tue, 19 Jan 2021 10:00:04 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=667  

Đội nhóm làm việc giống như một cộng đồng thu nhỏ, chúng ta không thể làm việc độc lập một mình.
Thành công của nhóm đều phụ thuộc vào tài sức và sự cố gắng của tất cả các thành viên trong nhóm.
OPPO Tuyển dụng hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn áp dụng tốt trong công việc hoặc học tập nhé.

1. Không lập mục tiêu ngay từ đầu

Nếu không xác định mục tiêu ngay từ đầu, mỗi thành viên trong nhóm sẽ tự đưa ra một mục tiêu riêng cho mình và như thế, nhóm không thể nào đạt được kết quả như ý. Khi có mục tiêu chung, mỗi thành viên sẽ biết mình nên làm gì, cần làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra.2. Không biết lắng nghe

Lắng nghe là yếu tố cơ bản nhất để có thể hiểu được ý của các thành viên trong nhóm, thế nhưng khi cái tôi cá nhân quá lớn thì việc lắng nghe sẽ trở nên rất khó khăn và gần như là không thể chấp nhận.

Để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe, đầu tiên bạn phải biết cách im lặng khi các thành viên đưa ra ý kiến, không cắt ngang ý của người khác khi họ đang trình bày quan điểm. Sự lắng nghe phải kèm theo thái độ chân thành và ánh mắt luôn hướng về người trình bày để thể hiện sự tôn trọng.

3. Không tôn trọng lẫn nhau

Một nhóm hình thành và hoạt động cùng với nhau đều dựa trên một mục tiêu chung. Vì thế, mỗi cá nhân đều có vai trò và nghĩa vụ ngang nhau. Vậy nên, cách làm việc nhóm sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi mỗi thành viên tôn trọng lẫn nhau.

Môi trường công sở là nơi có nhiều cá nhân sở hữu những khả năng nổi trội riêng. Và bạn đừng bao giờ xem thường các thành viên trong nhóm của mình. Có thể họ không giỏi ở vai trò này nhưng họ sẽ giỏi ở vai trò khác. Đừng bao giờ chê trách hay xem thường những thành viên trong nhóm. Bạn phải nhớ rằng tôn trọng và bình đẳng là 2 điều quan trọng để làm việc nhóm trở nên hiệu quả.

4. Thiếu ý thức

Ý thức là cái sẽ quyết định hành vi, thái độ của bạn. Nếu trong một nhóm, mỗi cá nhân đều chỉ biết sống cho riêng mình mà không có ý thức hoạt động vì nhóm, liệu rằng mục tiêu chung mà mọi người đặt ra có thể hoàn thành tốt được hay không?

Hãy trở thành một thành viên có ý thức. Đây là thói quen sống rất tốt giúp bạn hình thành nhân cách đẹp và được nhiều người quý trọng.

5. Ỷ lại vào đồng đội

Nhóm chỉ mạnh khi mỗi thành viên biết cố gắng và hoàn thành công việc được giao vì mục tiêu chung. Trường hợp bạn gặp phải những lý do bất khả kháng, thì dĩ nhiên giúp đỡ lẫn nhau là điều hiển nhiên. Nhưng đừng bao giờ biến lòng tốt của các thành viên dành cho mình trở thành thói quen xấu mang tên ỷ lại.

Độc lập trong công việc cá nhân và giúp đỡ đồng đội chính là cách làm việc nhóm hiệu quả.


Luôn đặt câu hỏi

Hãy hiểu thật rõ vấn đề, các khía cạnh, yêu cầu của vấn đề để có thể đưa ra được những thắc mắc, những câu hỏi thật chất lượng và thu hút các thành viên trong nhóm lao vào “mổ xẻ”, tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Lắng nghe

“Luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ”. Trong làm việc nhóm, việc lắng nghe giúp bạn tạo được sự tương tác với các thành viên khác, hiểu họ nói gì, muốn gì và sẵn sàng trao đổi, thảo luận với nhau.

Đừng tiếc chi những lời khen

Đừng “vùi dập” những ý tưởng hay ho, những ý kiến mang tính đột phá của các thành viên khác chỉ vì bạn không nghĩ ra một ý tưởng hay hơn và đang cố bảo vệ cho quan điểm của riêng mình. Đó là cách làm không chuyên nghiệp và đi ngược lại lợi ích của cả nhóm.

Hãy chân thành vỗ tay hưởng ứng và đưa ra những ý tưởng xung quanh quan điểm hay ho đó, điều này không chỉ giúp thành viên đó “thăng hoa” hơn, mà còn thể hiện bạn là một người công bằng, hiểu biết.

Giúp đỡ các bạn trong nhóm

Làm việc nhóm là bạn phải chấp nhận làm việc với nhiều người, nhiều cá tính, đặc biệt là khả năng khác nhau. Có những người giỏi hơn thường cho mình quyền “tự quyết”, còn những người hơi đuối hơn lại tỏ ra “thu mình”. Nên nhớ rằng, việc quá đề cao vai trò của bản thân sẽ không giúp bạn thu nhận thêm được những kỹ năng hay ho hơn và tất nhiên quá rụt rè sẽ khiến bạn ngày càng nhỏ bé hơn.

Hòa giải mâu thuẫn

Làm việc với nhiều người với nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau, nên mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi làm việc theo nhóm. Điều quan trọng là mỗi người phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, công nhận điểm tốt của người khác và xem xét lại ý kiến chưa được số đông chấp nhận của mình. Đặc biệt, bạn không được thiên vị, đứng về một phía nào cả mà đánh giá công bằng lý lẽ tranh luận của mỗi người.

Hoàn thiện bản thân

Làm việc theo nhóm là cơ hội để phát hiện những thiếu sót của mình đồng thời thể hiện sức mạnh của bản thân. Hãy chủ động cải thiện điểm yếu của mình thay vì trở thành gánh nặng cho nhóm.

 

Nguồn: HR Insider

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2021/01/19/lam-viec-nhom-nen-va-khong-nen/feed/ 0
🅞-🅣🅘🅟🅢 TRÍ TUỆ CẢM XÚC https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/29/tri-tue-cam-xuc/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/29/tri-tue-cam-xuc/#respond Tue, 29 Dec 2020 03:06:15 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=655 EQ hay Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là năng lực nhận biết và quản lý cảm xúc của bản thân và những cảm xúc của người khác. Người ta cho rằng EQ là một yếu tố quyết định thành công còn quan trọng hơn cả trí thông minh hoặc chỉ số IQ.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ EQ CAO

1. Luôn có xu hướng muốn tìm hiểu người khác

Người có EQ cao thường tò mò về tất cả những người họ mới gặp. Trên thực tế, những người có xu hướng tò mò, đặt nhiều câu hỏi với người mới quen thì tính cách của họ cũng nhạy cảm và xem trọng cảm xúc, nhu cầu của người khác hơn so với bình thường.

2. Sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ

Một dấu hiệu khác của trí tuệ cảm xúc là khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với bất kỳ sự thay đổi nào.

Nếu bạn luôn chờ đợi sự thay đổi, đồng thời luôn có một kế hoạch tức thời khi chúng xảy ra, vậy thì năng lực trí tuệ cảm xúc của bạn là rất cao.

3. Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Người có trí EQ cao biết họ mạnh và yếu ở đâu. Họ không chỉ chấp nhận chúng mà còn xác định rõ nhân tố nào góp phần cho thành công của mình.

Họ sử dụng những điểm mạnh nhất để phát huy mọi tiềm năng và không để điểm yếu cản trở bản thân.

4. Dễ thấu hiểu người khác

Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn hiểu được những cảm nhận và suy nghĩ của người khác. Vì vậy, nếu như bạn có thể đọc hiểu tất cả mọi người giống như đọc một cuốn sách, bạn chính là người đặc biệt.

5. Hiếm khi khó chịu 

Có thể phản ứng tích cực với mọi tình huống tiêu cực trong cuộc sống là một dấu hiệu khác cho thấy bạn có chỉ số EQ cao.

Người có trí tuệ cảm xúc thậm chí có thể chọc cười chính mình và không bao giờ để những tình huống khó khăn kéo tâm trạng họ xuống.

6. Thích cho đi

Người có trí tuệ cảm xúc coi trọng những mối quan hệ bền vững và làm hết sức mình để khiến những người họ yêu thương hạnh phúc. Đó là lý do tại sao họ thích cho đi mà không bao giờ mong nhận lại.

7. Biết tôn trọng bản thân

Người có chỉ số EQ cao biết mỗi ngày đều mang đến cho họ những điều quý giá để biết ơn và không quên cảm ơn cuộc sống vì điều đó. Thói quen này giúp họ cải thiện tâm trạng, gia tăng năng lượng và thân thể khỏe mạnh.

8. Biết cách thư giãn

Nếu bạn nghĩ rằng làm việc 24/7 là con đường dẫn đến thành công thì bạn đã lầm. Làm việc mà không nghỉ ngơi sẽ chỉ khiến bạn kém năng suất và căng thẳng hơn.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi đều đặn trong suốt một ngày làm việc – bất kể bạn đang bận thế nào đi nữa. Đó chính là cách để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn.

9. Hạn chế uống cà phê và ngủ đủ giấc

Người có trí tuệ cảm xúc biết rằng không ngủ đủ giấc và uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng căng thẳng, khó chịu và khó ngủ. Đó là lý do tại sao họ không bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một đêm ngon giấc.

10. Không để người khác ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân

Người có trí tuệ cảm xúc làm chủ hạnh phúc của chính mình. Khi họ cảm thấy những điều họ làm là tốt, họ sẽ không để cho ý kiến hoặc lời chỉ trích của bất cứ ai ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.

Người có EQ cao cũng đồng thời có tự trọng cao nhưng không bao giờ đặt mình ở trên người khác. Họ xem xét ý kiến của người khác và thậm chí tự kỷ luật nhiều hơn để thành công.

 

5 BƯỚC GIÚP TĂNG CHỈ SỐ EQ

Bước 1: Nhận thức về bản thân nhiều hơn

– Chú ý cảm giác của bản thân

– Nắm được điểm mạnh và điểm yếu trong cảm xúc

– Nhớ rằng cảm xúc chỉ tồn tại trong chốc lát

Bước 2: Tập kiểm soát chính mình

– Tìm cách giải tỏa căng thẳng ở chỗ làm

– Giữ bình tĩnh

– Nghĩ kỹ trước khi quyết định

Bước 3: Cải thiện kỹ năng xã hội

– Lắng nghe người khác nói

– Chú ý giao tiếp phi ngôn ngữ

– Trau dồi kỹ năng thuyết phục

– Tránh xa các drama chốn công sở

Bước 4: Trở nên đồng cảm hơn

– Nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác

– Chú ý cách bạn ứng xử với mọi người

Bước 5: Làm việc với động lực tự thân

– Tập trung cho điều bạn thích

– Cố gắng giữ thái độ tích cực

 

Nguồn: Verywellmind & Brightside

 

 

 

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/29/tri-tue-cam-xuc/feed/ 0
🅞-🅣🅘🅟🅢 TƯ DUY PHẢN BIỆN https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/22/%f0%9f%85%9e-%f0%9f%85%a3%f0%9f%85%98%f0%9f%85%9f%f0%9f%85%a2-tu-duy-phan-bien/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/22/%f0%9f%85%9e-%f0%9f%85%a3%f0%9f%85%98%f0%9f%85%9f%f0%9f%85%a2-tu-duy-phan-bien/#respond Tue, 22 Dec 2020 08:00:22 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=617
]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/12/22/%f0%9f%85%9e-%f0%9f%85%a3%f0%9f%85%98%f0%9f%85%9f%f0%9f%85%a2-tu-duy-phan-bien/feed/ 0
🅞-🅣🅘🅟🅢 Bí kíp khi đi thực tập? https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/31/o-tips-2-bi-kip-khi-di-thuc-tap/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/31/o-tips-2-bi-kip-khi-di-thuc-tap/#respond Mon, 31 Aug 2020 12:04:16 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=444 Thực tập là khoảng thời gian các bạn sinh viên được tiếp xúc thực tế với công việc theo chuyên ngành của mình học, cũng là bước chuyển giao từ môi trường Đại học qua môi trường đi làm. Vậy để có một kỳ thực tập hiệu quả, đúng với mục tiêu mong đợi các bạn nên và không nên làm gì???

O-Tips chia sẻ một số “Bí kíp khi đi thực tập?”. Hy vọng đây sẽ là hành trang giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thực tập của mình nhé.

 

Nên

1. Có định hướng

Bạn nên có định hướng rõ ràng về ngành nghề, mục tiêu, kết quả mong muốn trước khi bắt tay vào việc tìm kiếm công ty thực tập. Ngoài việc, giúp bạn có cơ hội tiếp xúc, học hỏi công việc thực tế, bạn còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này bạn quyết định sẽ gắn bó. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp, đây cũng sẽ là thông tin có phần ảnh hưởng trong CV của bạn khi gửi đến tay các nhà tuyển dụng.

2. Ghi chú

Sổ tay hoặc những công cụ ghi chú trên điện thoại, laptop là những bảo bối không thể thiếu. Mỗi công ty sẽ có những quy định, quy trình và văn hóa làm việc riêng như: giờ giấc, trang phục… Bạn cần lưu ý những thông tin này để thích nghi và hòa nhập với môi trường đi làm. Đặc biệt, những kiến thức thực tế trong quá trình trao đổi, hướng dẫn công việc với các anh chị mentor các bạn cũng nhớ ghi chú lại nhé.

3. Chuyên nghiệp

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất, chẳng hạn như cách ăn mặc, đi đứng, tác phong làm việc… Hãy để cho mọi người trong công ty nơi bạn đang thực tập thấy được sự nghiêm túc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt mọi người.

4. Quan sát và chủ động học hỏi

Nhìn chung, việc thực tập sẽ giúp bạn có cơ hội được học hỏi các kỹ năng mới và có cái nhìn sâu sắc, tổng quan về một công ty, chức năng của các bộ phận và công việc cụ thể. Hãy tiếp cận kỳ thực tập như một kỳ thực hành sau thời gian học lý thuyết trên trường và thử sức với một hướng đi mới trong sự nghiệp. Quan trọng hơn hết, chủ động quan sát, tận dụng mỗi cơ hội thực tập, chịu khó học hỏi, hăng hái, chú tâm trong công việc. Đảm nhận bất cứ việc gì nằm trong khả năng của bạn và thể hiện rằng bạn có thể làm nó một cách nhanh chóng và chính xác. Thậm chí nếu đó là những công việc nhỏ nhặt nhất như sắp xếp giấy tờ, nhập thông tin… nhưng đó là nền tảng giúp bạn đảm nhiệm tốt những công việc có tầm quan trọng sau này.

Hơn 90% công ty sẽ đánh giá thái độ của bạn khi bạn đang thực tập và có thể đó là cơ hội bạn được cân nhắc lên các vị trí chính thức sau kỳ thực tập.

Không nên

1. Không nỗ lực với công việc

Một trong những điều đáng tiếc nhất cho kì thực tập của bạn là không nỗ lực hết sức với công việc. Nếu bạn đang làm việc như một thực tập sinh, bạn cần biết rằng mình đang nằm trong tay một cơ hội quý giá để trải nghiệm. Vì vậy đừng hạ thấp mình xuống chỉ vì sự lười biếng hoặc thiếu nghiêm túc.

2. Nhút nhát, thụ động

Nếu bạn gặp phải trường hợp người hướng dẫn không có thời gian để đào tạo, hướng dẫn bạn một cách đầy đủ hoặc cung cấp ngay lập tức các nguồn lực bạn cần để thực hiện công việc, đừng ngồi im và chờ đợi người khác giao việc cho mình. Rất nhiều thực tập sinh lãng phí rất nhiều thời gian bởi sự rụt rè hoặc quá thụ động. Vì vậy, hãy chủ động giúp đỡ mọi người và yêu cầu công việc. Không gì có thể giúp bạn học hỏi nhanh hơn là từ chính những kinh nghiệm thực tế đâu.

3. Kêu ca, phàn nàn

Nhiều bạn than phiền rằng công việc thực tập thật quá nhàm chán hoặc không đúng như những gì vẫn nghĩ. Tuy nhiên, việc phàn nàn, kêu ca trong quá trình thực tập sẽ không được người hướng dẫn đánh giá cao. Hãy siêng năng, tận tâm hơn, có thái độ tích cực hơn trong công việc và quan trọng hơn hết, tiếp nhận những nhận xét, góp ý của mentor để cải thiện bản thân hơn.

4. Mong đợi quá nhiều

Mỗi bộ phận phòng ban ở mỗi công ty đều có quy định về số lượng nhân sự nhất định phù hợp để đáp ứng công việc. Do đó, không có sự đảm bảo chắc chắn một bạn thực tập sinh sau kỳ thực tập sẽ được lên vị trí chính thức. Nếu bạn chấp nhận một đề nghị thực tập tại bất kỳ một công ty, bạn cần phải nhận thức được tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho vị trí này. Hãy tự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn nhận lại được những trải nghiệm bổ ích gì cho bản thân sau kỳ thực tập?”.

5. Không giữ mối quan hệ với nơi thực tập

Nhiều bạn thường có suy nghĩ việc tạo các mối quan hệ với các anh chị đồng nghiệp ở công ty trong kỳ thực tập là không cần thiết. Vì các bạn chỉ là những thực tập sinh, hết kỳ thực tập cũng sẽ rời công ty. Điều này khiến bạn đánh mất cơ hội được gặp gỡ, mở rộng các mối quan hệ, làm việc và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn. Hãy thể hiện sự chân thành và trân trọng trong suốt thời gian làm việc chung ngay cả khi bạn chỉ thực tập trong thời gian ngắn. Biết đâu đấy chính nhờ các mối quan hệ này mở ra cho bạn những cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.

 

Trang bị những hành trang cần thiết cho kỳ thực tập. Bạn đã sẵn sàng cho những thử thách phía trước?

OPPO Tuyển dụng chúc bạn có bước khởi đầu tuyệt vời và có giá trị!

#O_Tips

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/31/o-tips-2-bi-kip-khi-di-thuc-tap/feed/ 0
🅞-🅣🅘🅟🅢 Nên đi thực tập từ năm mấy? https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/25/o-tips-1-nen-di-thuc-tap-tu-nam-may/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/25/o-tips-1-nen-di-thuc-tap-tu-nam-may/#respond Tue, 25 Aug 2020 02:50:52 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=437 Có bao giờ bạn đã tự hỏi mình nên chọn thời điểm nào để đi thực tập là phù hợp? Được gì và mất gì khi đi thực tập sẽ là những câu hỏi khiến các bạn phải đau đầu để suy nghĩ.

 

Bạn là sinh viên năm nhất, năm hai???

Vẫn sẽ có nhiều cơ hội thực tập ở nhiều doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên năm nhất, năm hai. Và nếu bạn tự tin với khả năng của mình, đừng ngại ngùng hay sợ hãi, cứ thử nộp đơn ứng tuyển. Hãy xem đây là cơ hội để thử thách chính mình và bước ra khỏi vỏ bọc của bản thân.

Tuy nhiên, OPPO Tuyển dụng có một vài lời khuyên nhỏ dành cho các bạn.

Năm nhất, năm hai là thời điểm các bạn vừa bước chân vào môi trường Đại Học sẽ cần thời gian để làm quen, thích ứng và khám phá hết những điều mới lạ trong môi trường mới. Không nên quá lo lắng về vấn đề thực tập mà hãy dành thời gian để trang bị cho bản thân những hành trang cần thiết cho chặng đường sắp tới:

  • Học ngoại ngữ
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, đội, nhóm
  • Tìm một công việc part-time
  • Làm quen với việc tự học
  • Chuẩn bị cho mình sự tự tin
  • Trau dồi các kỹ năng mềm: Sắp xếp và quản lý thời gian, Giao tiếp…

Bạn là sinh viên năm ba, năm bốn???

Đây chính xác là thời điểm để các bạn xem xét đến việc thực tập. Đi thực tập trong giai đoạn này sẽ giúp bạn tiếp cận với thực tế, áp dụng những kiến thức chuyên ngành vừa được học. Thực tập cho bạn cái nhìn rõ nét và cụ thể hơn về hướng đi của bản thân trong tương lai. Đây cũng là cơ hội giúp bạn trả lời câu hỏi:

  • Bạn mong muốn làm một công việc như thế nào?
  • Công việc theo chuyên ngành bạn đang học có đúng như những gì bạn tưởng tượng không?
  • Những công ty nào bạn có thể bắt đầu tìm hiểu, đặt những bước chân đầu tiên cho sự nghiệp của mình.

Hy vọng qua những chia sẻ của OPPO Tuyển dụng về Topic “Thực tập” sẽ giúp cho các bạn có đáp án cho câu hỏi “Nên đi thực tập từ năm mấy?” phù hợp cho bản thân mình nhé.

Hẹn các bạn ở topic tiếp theo của OPPO Tuyển dụng nhé.

#O_Tips

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2020/08/25/o-tips-1-nen-di-thuc-tap-tu-nam-may/feed/ 0
[KỸ NĂNG] – Muốn vươn tới thành công? Hãy kỉ luật với bản thân! https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/10/27/ky-nang-muon-vuon-toi-thanh-cong-hay-ki-luat-voi-ban-than/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/10/27/ky-nang-muon-vuon-toi-thanh-cong-hay-ki-luat-voi-ban-than/#respond Sat, 27 Oct 2018 10:59:40 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=290 Bạn đã bao nhiêu lần tự nhủ sẽ thay đổi sau vô số lần dậy muộn, lười biếng và sống buông thả? Làm thế nào để nghiêm khắc hơn với bản thân. Hãy cùng nhau kỷ luật hơn qua bài viết này nhé.

1. Hãy hiểu rằng: Kỷ luật mới là tự do!

“Kỷ luật chính là tự do” – Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do.

Thực tế thì ngược lại, nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.

Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho bạn:
– Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.
– Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và xem TV.
– Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.
– Nói “không” với việc ăn uống bừa bãi.
– Tự kiểm soát sự “nghiện ngập” với mạng xã hội.

Tính tự kỉ luật từng là điểm yếu của phần lớn chúng ta, kết quả hiển nhiên là bạn sẽ thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn. Chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn trong một ngày rét buốt, nhưng ham muốn ấy nên chịu sự kiểm soát bởi lý trí có mục đích của mỗi người.

2. Hãy hiểu chính mình trước

Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần xem xét bên trong bản thân bạn, để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.
Khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra mong muốn lớn nhất đời mình. Việc viết ra như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những giá trị với chính mình.
Nhận thức thế nào là thiếu kỉ luật
Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được cơ chứ?
Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật – ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng hoặc kiểm tra facebook và mail liên tục.
Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.

3. Tự đưa ra cam kết
Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ “thêm 5-10 phút nữa thôi”. Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm – bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết.

4. Can đảm để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn
Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm.
Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.

… Và cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc
Hãy khắc ghi câu nói này khi đang cảm thấy do dự hoặc sắp làm gì đó sai trái. Bạn có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện.
Hoặc ngược lại, thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào hết tuổi trẻ? Cho cùng, đó là cách nghĩ và quan điểm của bạn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.

 

Nguồn: www.cafebiz.vn

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/10/27/ky-nang-muon-vuon-toi-thanh-cong-hay-ki-luat-voi-ban-than/feed/ 0
DOANH NGHIỆP CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/04/10/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-ra-truong/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/04/10/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-ra-truong/#respond Tue, 10 Apr 2018 03:23:07 +0000 http://tintucvieclam.oppomobile.vn/?p=208 Thị trường lao động hiện nay hay gặp phải hai vấn đề khá mâu thuẫn từ hai đối tượng chính trong thị trường, đó là:

  • Nhà tuyển dụng mỏi mắt không tìm được ứng viên phù hợp.
  • Sinh viên mới ra trường không/khá vất vả tìm được việc sau khi tốt nghiệp.

Lý do chính nằm ở việc các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt và thị trường lao động hiện tại mối quan hệ “hợp tác đôi bên cùng có lợi” do đó doanh nghiệp luôn kỳ vọng mỗi người lao động họ hợp tác là nguồn đầu tư hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong khi đó nguồn lao động là các tân cử nhân/kỹ sư hiện tại lại thiếu quá nhiều kỹ năng, phẩm chất mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Vậy sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, điều gì ở họ làm doanh nghiệp quan tâm thích thú và sẵn sàng trải thảm chào đón.

Đó chính là thái độ và tư duy làm việc.

1 – Thái độ. (Attitude)

Nếu doanh nghiệp chưa thể tìm được một ứng viên có thể đảm nhận ngay vị trí mà họ đang tìm kiếm thì ít nhất ứng viên cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng có một niềm tin rằng bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp những yêu cầu doanh nghiệp đưa ra và có thể làm tròn vai một cách xuất sắc nếu cho bạn cơ hội. Thái độ sẽ là điểm mấu chốt giúp bạn xây dựng niềm tin trong mắt nhà tuyển dụng.

Với định hướng ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường Việt Nam, OPPO xác định xây dựng một môi trường làm việc trẻ trung và sẵn sàng trao quyền cho người trẻ, thì thái độ chính là yếu tố quyết định mà OPPO Việt Nam đặc biệt quan tâm đến  những ứng viên của mình. Đội ngũ nhân sự khoảng hơn 5000 nhân viên, 90% trong số đó là thế hệ 9x đã gắn bó cùng công ty nhiều năm và có cơ hội chứng kiến các bạn phát triển từng ngày. Chúng tôi nhận thấy rằng 3 đặc điểm trong thái độ của ứng viên không những giúp họ chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng mà còn là nền tảng giúp chính bản thân ứng viên phát triển nhanh chóng và vượt bậc:

  • Sự chủ động & linh hoạt: tố chất này giúp các bạn nhanh chóng làm quen và nắm bắt hiệu quả những khái niệm, quy trình, và các tiêu chuẩn hoàn toàn mới trong môi trường doanh nghiệp vốn dĩ đã khác xa môi trường đại học mà các bạn đã gắn bó 4 năm trước đó.
  • Trách nhiệm: cơ sở để doanh nghiệp can đảm và sẵn sàng giao các nhiệm vụ mới mẻ, thách thức để các bạn có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn. Đôi khi doanh nghiệp không sợ các bạn thất bại, doanh nghiệp chỉ sợ các bạn không dám đối diện với thất bại và không chịu đứng lên từ thất bại. Tuy nhiên nếu bạn có phẩm chất này, bạn đã tạo được niềm tin vững chắc để doanh nghiệp tin rằng bạn sẽ trưởng thành trong khó khăn và thất bại.
  • Lắng nghe & học hỏi: những năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp là thời điểm vàng để các bạn hòa nhập vào doanh nghiệp và tích lỹ kinh nghiệm. Tương quan tỷ lệ thuận về sự lắng nghe & học hỏi với sự phát triển của bạn là điều hiển nhiên tồn tại trong môi trường làm việc hiện nay. Bạn chỉ thực sự phát triển khi biết chủ động lắng nghe chính mình và lắng nghe từ những người xung quanh.

2 – Tư duy. (Mindset)

Khi mà công nghệ và kiến thức thay đổi rất nhanh thì tư duy sẵn sàng thay đổi và nắm bắt cái mới chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng có những giải pháp tối ưu dành cho các vấn đề và tình huống khó khăn gặp phải trong công việc. Ngoài ra tư duy này là tiền đề để bạn có những sáng tạo đột phá – điều mà tất cả các doanh nghiệp đặc biệt cần trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Tại OPPO Việt Nam, phát triển trong ngành công nghệ đặc thù thì đây chính là điều chúng tôi kỳ vọng lớn vào ứng viên. Đặc biệt khi thời gian phát triển tại thị trường Viêt Nam cũng chưa phải quá lâu, OPPO Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều thách thức cần những tư duy đổi mới để đẩy hệ thống theo kịp và tạo ra những dấu ấn riêng của mình trong thị trường.

Ngoài ra tư duy đổi mới thì nhóm tư duy thứ 2 OPPO Việt Nam quan tâm là tư duy phản biện. Trong một môi trường quá nhiều thông tin và sự mới mẻ, đồi hỏi sự tỉnh táo và tinh tế để lựa chọn các luồng thông tin cần thiết giúp công việc được xử lý hiệu quả. Tư duy phản biện như là chìa khóa để các bạn sinh viên mới ra trường tránh bị đi vào lỗi mòn và tiếp cận các vấn đề một cách thông minh.

Hi vọng với kinh nghiệm phát triển đội ngũ nhân sự trẻ tại OPPO Việt Nam sẽ mang lại cho các bạn sinh viên mới ra trường một góc nhìn thực tế và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự khởi đầu thành công trong sự nghiệp.
Hẹn gặp lại các bạn tại OPPO Việt Nam!

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/04/10/doanh-nghiep-can-gi-o-sinh-vien-moi-ra-truong/feed/ 0
[KỸ NĂNG] – 4 ĐIỀU BẠN HỌC ĐƯỢC TỪ NGHỀ SALES https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-dieu-ban-hoc-duoc-tu-nghe-sales/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-dieu-ban-hoc-duoc-tu-nghe-sales/#respond Sat, 17 Mar 2018 08:53:36 +0000 http://tintucvl.oppomobile.vn/?p=176 Mọi ngành nghề, mọi công việc đều dạy cho chúng ta những điều khác nhau. Người làm kế toán rất nhạy bén với những con số. Người làm marketing có khả năng sáng tạo không ngừng. Ở những người làm nghề sales (kinh doanh), có 4 điều bạn có thể học và áp dụng trong công việc.

1. Thái độ tích cực trong công việc
Sự thành công của một người bán hàng giỏi phụ thuộc vào 80% là thái độ và 20% là khả năng. Một người khả năng chỉ trên trung bình một chút nhưng có ý chí, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng thì chắc chắn sẽ thành công hơn người có khả năng hơn mình nhưng lại tự cao, tự mãn, thiếu thái độ học hỏi vì tự cho mình “biết rồi”.

2. Sự tận tâm và nhiệt tình
Người bán hàng giỏi không đơn thuần xem công việc của mình là bán hàng mà là mang lại sản phẩm/dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Nhiệt tình, kiên trì, khéo léo và thuyết phục bằng chính niềm tin vào sản phẩm và sự tự tin nơi bản thân.

3. Can đảm chinh phục những mục tiêu lớn
Người bán hàng giỏi không xem doanh số là áp lực mà là những mục tiêu lớn cần phải chinh phục. Động lực mạnh mẽ giúp họ thực hiện điều này chính là sự can đảm và nỗ lực chinh phục với cả trái tim. Nếu không bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ trong sự nghiệp của mình.

4. Tinh thần trách nhiệm
Người bán hàng giỏi chịu trách nhiệm về kết quả, không đổ thừa vào hoàn cảnh. Họ biết rằng trong cuộc đời sẽ có 10% sự việc xảy ra ngoài mong muốn, nhưng người bản lĩnh hơn nhau ở chỗ là 90% hành động và ứng xử của họ đối với 10% sự việc xảy ra ngoài mong muốn đó.

Nghề sales là nghề nhiều thử thách nhưng mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn bao gồm mức lương, giải thưởng và sự thăng tiến. Bạn có thể thấy ở những người làm nghề sales một tinh thần lạc quan và đầy máu lửa.

Nguồn: http://advice.vietnamworks.com/vi/career/thang-tien-su-nghiep/4-dieu-ban-hoc-duoc-tu-nghe-sales.html

——-
Tham khảo thông tin tuyển dụng tại: www.vieclam.oppomobile.vn

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-dieu-ban-hoc-duoc-tu-nghe-sales/feed/ 0
[KỸ NĂNG] – 4 BÍ QUYẾT LÀM VIỆC CHO CUỐI TUẦN THẢNH THƠI https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-bi-quyet-lam-viec-cho-cuoi-tuan-thanh-thoi/ https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-bi-quyet-lam-viec-cho-cuoi-tuan-thanh-thoi/#respond Sat, 17 Mar 2018 08:04:31 +0000 http://tintucvl.oppomobile.vn/?p=173 1. Lên lịch làm việc một cách có chủ đích

Bạn cần lên mục tiêu rằng phải biến ngày thứ Sáu thành một “ngày thừa” trong tuần làm việc của bạn, một ngày mà bạn đã làm xong hết mọi việc và cảm thấy không còn phải vướng bận gì cả.

Để thực hiện điều này, dĩ nhiên đầu tiên bạn sẽ phải tránh việc sắp đặt các cuộc họp hay cuộc gọi điện thoại quan trọng vào ngày thứ Sáu, để mang lại một khoảng thời gian rảnh rỗi thật dài và không bị gián đoạn.

Dustin Moskovitz – nhà đồng sáng lập Facebook và hiện là CEO của Asana, cũng đưa ra chính sách tương tự tại công ty của mình, nhưng thay vì là thứ Sáu thì ông chọn ngày thứ Tư. Dustin nói: “Không phân biệt bạn là nhân viên hay sếp, trong tuần làm việc, mọi người đều phải có một ngày rảnh rỗi, không bận bịu. Đây là một công cụ vô giá để đảm bảo bạn có một ‘khoảng thở’ cho công việc”.

Việc lập kế hoạch một cách có chủ đích này cần được áp dụng trong suốt tuần làm việc của bạn. Để thiết lập một ngày thứ Sáu trống lịch, bạn cũng sẽ phải cần để ý đến lịch trình của bạn ở những ngày khác trong tuần.

Điều quan trọng là bạn phải luôn thường xuyên kiểm tra lịch làm việc để xác định xem mình có đang ôm đồm quá nhiều thứ không. Có như vậy, bạn mới có thể điều tiết thời gian làm việc phù hợp với khối lượng công việc của bản thân.

2. Tập trung vào những công việc cần ưu tiên

Không ít người trong chúng ta đã gặp hoàn cảnh này: Bạn bắt đầu tuần làm việc mới với một mớ danh sách những việc cần phải làm đã được lên kế hoạch cẩn thận. Nhưng khi ngày thứ Sáu gõ cửa, bạn cuống cuồng nhận ra rằng mình hầu như chưa thực hiện điều gì cả.

Trong cả tuần, bạn đã bị cuốn quá sâu vào những tình huống khẩn cấp bất ngờ nảy sinh, và kết quả là chẳng có thời gian làm những gì đã lên kế hoạch.

Tác giả Stephen R. Covey của cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen của người thành đạt cho biết: “Hầu hết chúng ta thường dành quá nhiều thời gian cho những việc khẩn cấp, và không đủ thời gian cho những công việc quan trọng”.

Những người có thể giải quyết hết mọi công việc trước ngày thứ Sáu là những người biết cách sắp xếp ưu tiên một cách hiệu quả. Nhiều người trong số họ sử dụng bộ ma trận quản lý thời gian được phát triển bởi Covey để điều chỉnh lịch làm việc và tập trung vào những điều thực sự quan trọng.

Sẽ có khoảng cách giữa việc bạn đang sử dụng thời gian như thế nào và việc bạn nên dùng thời gian như thế nào. Nếu bạn muốn trống lịch vào thứ Sáu, bạn sẽ cần phải liên tục đánh giá các ưu tiên của bản thân và đảm bảo dồn năng lượng của mình vào những việc thực sự cần làm.

3. Bỏ ngoài tai những phiền nhiễu

Thực tế mà nói, để có được hiệu suất tối đa trong công việc, bạn cần phải tối đa hóa hiệu suất từng phút từng giây của bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải giảm thiểu phiền nhiễu càng nhiều càng tốt.

Nếu bạn không thể tập trung vào công việc bởi những cuộc điện thoại hay những câu chuyện tán dóc của mọi người trong văn phòng, hãy cố gắng tìm một chỗ yên tĩnh hơn để bạn có thể tịnh tâm trong công việc.

Và còn một loại phiền nhiễu nữa mà bạn sẽ phải để ý: email. Hãy đóng cửa sổ email lại, đừng bận tâm đến tiếng chuông báo có email mới.

Bạn có thể học theo CEO Tom Patterson của hãng thời trang Tommy John, thông báo cho mọi người biết rằng bạn chỉ xem email vào một thời điểm nhất định trong ngày. Bằng cách đó, bạn sẽ bớt cảm thấy bị cám dỗ về việc phải liên tục kiểm tra hộp thư đến của mình.

4. Tìm ra lối tắt trong công việc

Đầu tiên, hãy nhớ rằng đi tìm lối tắt không có nghĩa là làm ẩu, làm qua loa cho xong chuyện, mà là làm việc có hiệu quả hơn và ít tốn công hơn.

Đối với những người thành công, kết quả là ưu tiên hàng đầu của họ, tuy họ cũng luôn tìm tòi cách giảm thiểu thời gian bỏ ra xuống mức ngắn nhất có thể. Bây giờ, hãy nhìn lại lịch làm việc hoặc cách thức làm việc của bản thân. Liệu bạn có đang phung phí thời gian vào những công việc không cần thiết?

Có lẽ đó là một bộ tài liệu mà bạn phải làm định kỳ. Hãy tạo sẵn một bảng mẫu (template) trong Word hay Excel để bạn đỡ tốn thời gian gõ bàn phím. Có một mẫu email nào đó mà bạn hay sử dụng? Hãy tạo sẵn một câu trả lời mẫu để bạn có thể sử dụng trong lần tới. Có một công việc lặt vặt mà bạn cần phải hoàn thành hàng ngày hoặc hàng tuần? Hãy xem thử liệu có cách nào đó để tự động hóa công việc này.

Những thay đổi này nghe chừng có vẻ nhỏ, nhưng nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm được 15 phút, thì có nghĩa là đến thứ Sáu bạn đã có thêm một tiếng đồng hồ rảnh rỗi.

Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng nếu chỉ làm 4 ngày/tuần thì không đủ thời gian để xong việc. Tuy nhiên nhiều trường hợp thực tế cho thấy chế độ làm việc này đã được chứng minh là làm tăng năng suất, tăng sự tập trung với công việc và nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc tăng thời gian làm việc không đồng nghĩa với việc gia tăng năng suất. Nếu phải làm việc quá một mức nào đó, năng suất của chúng ta sẽ nhanh chóng tụt xuống và không mang lại được gì cả.

Ngay cả khi văn phòng của bạn không có chế độ làm việc 4 ngày/tuần, bạn vẫn có thể chủ động tìm cách giải quyết hết mọi công việc từ thứ Hai đến thứ Năm, để rồi ung dung tận hưởng ngày thứ Sáu trống lịch và nạp năng lượng cho những việc quan trọng khác.

Cứ thử đi, rồi bạn sẽ thấy những ngày cuối tuần của mình kéo dài hơn và được tận hưởng trọn vẹn hơn.

Nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/nhan-su/4-bi-quyet-lam-viec-cho-cuoi-tuan-thanh-thoi/1102887/

]]>
https://tintucvieclam.oppomobile.vn/2018/03/17/ky-nang-4-bi-quyet-lam-viec-cho-cuoi-tuan-thanh-thoi/feed/ 0